Wednesday, 7 September 2011

Tài chính dự án cho đầu tư hạ tầng tại Việt Nam

Trong hơn hai thập kỷ qua,Việt Nam là nước đứng thứ hai châu Á đạt kết quả cao về xóa đói giảm nghèo, chỉ sau Trung Quốc. Tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm là 7,5% và tỉ lệ đói nghèo giảm từ 51% xuống 8% dân số đã đưa Việt Nam đến con đường trở thành nước có thu nhập trung bình (WB, 2008). Để đáp ứng nhu cầu hạ tầng xuất phát từ mục tiêu xóa đói giảm nghèo, xấp xỉ 11.4% GDP hàng năm cần được cung cấp để đầu tư cơ sở hạ tầng, tăng 2% so với hiện tại. Như vậy, Việt Nam cần xấp xỉ 7 tỉ USD trong năm 2010 để hoàn thành đầu tư vào hệ thống hạ tầng. Trong khi đó, tổng ngân sách từ ODA, chính phủ Việt Nam và người tiêu dùng chỉ khoảng 3.9 tỉ đô la Mỹ (55,7%) như hình. Vậy phần còn lại của ngân sách thiếu hụt là từ đâu? Để trả lời câu hỏi này, chính phủ Việt Nam đã nhận ra sự cần thiết trong việc cải cách thị trường tài chính về việc đầu tư vào các dự án mà trước đây do nhà nước thực hiện và quản lý.


Hình 1: Đầu tư tài chính cho phát triển hạ tầng tại Việt Nam

Thành công của nhiều nước Đông Nam Á chỉ ra rằng hệ thống tài chính cho cơ sở hạ tầng của Việt Nam cần thay đổi từ hệ thống tài chính với các khoản nợ chính phủ và quốc tế thành hệ thống tài chính tư nhân. Đây là lý do giúp cho chính phủ Việt Nam có nhiều thay đổi năng động hơn và thiết lập hệ thống tài chính cho cơ sở hạ tầng theo định hướng thị trường, đặc biệt khuyến khích các thành phần kinh tế tư nhân tham gia. Với nhận thức được tầm quan trọng về vai trò của khu vực kinh tế tư nhân, chính phủ đã và đang phát triển mô hình Hợp tác Nhà nước – Tư nhân (Public Private Partnership-PPP) cho các điều kiện hạ tầng đa dạng.

Mặc dù PPP được ứng dụng để tiến đến việc huy động vốn từ khu vực kinh tế cá nhân từ năm 1990 nhưng khái niệm này chỉ tiếp cận Việt Nam đầu những năm 2000. Tuy nhiên, những bất lợi trong khuôn khổ pháp lý PPP là rào cản chủ yếu ngăn chặn khu vực kinh tế cá nhân đến với các dự án hạ tầng tài chính tại Việt Nam. Để cải thiện tình hình, chính phủ Việt Nam đã phát hành nghị định mới 108 để thay thế nghị định 78 cũ trong năm 2010. Do đó, tiến trình phát triển PPP đã rõ ràng và hiệu quả hơn trước đây. Hy vọng rằng điều này sẽ khuyến khích nhiều hơn sự tham gia của tư nhân vào đầu tư hạ tầng tại Việt Nam.
Điều quan trọng đối với một công ty đầu tư là phải hiểu được cách tham gia vào các dự án PPP. Một khi quyết định tham gia các dự án PPP, các công ty nên biết cách xác định phạm vi tham gia, đưa ra nghiên cứu tính khả thi về tài chính, phân tích ảnh hưởng của các điều khoản nhượng quyền, và kiểm soát rủi ro trong suốt các giai đoạn khác nhau của dự án.

Thông tin liên hệ:
Tp. Hồ Chí Minh: 45 Đinh Tiên Hoàng, P.Bến Nghé, Q.1
Tel: 08-39107422 (117) – 01 285 265 168

Ms. Tường–ngletuong@aitcv.ac.vn
Hà Nội: tòa nhà B3, ĐH Giao thông Vận Tải, Đống Đa
Tel: 04-37669450 (131) – 01 285 687 168

Ms. Lương–luongtth@aitcv.ac.vn


Hội thảo thông tin chương trình tại AIT-VN

- Hà Nội: 9:00, ngày 18/06/2011

- Tp. Hồ Chí Minh: 9:00, ngày 19/06/2011

1 comment:

Anonymous said...

Hello Everybody,
My name is Mrs Sharon Sim. I live in Singapore and i am a happy woman today? and i told my self that any lender that rescue my family from our poor situation, i will refer any person that is looking for loan to him, he gave me happiness to me and my family, i was in need of a loan of $250,000.00 to start my life all over as i am a single mother with 3 kids I met this honest and GOD fearing man loan lender that help me with a loan of $250,000.00 SG. Dollar, he is a GOD fearing man, if you are in need of loan and you will pay back the loan please contact him tell him that is Mrs Sharon, that refer you to him. contact Dr Purva Pius,via email:(urgentloan22@gmail.com) Thank you.